Chọn thiết bị chính

Các thiết bị chính trong hệ thống bao gồm các dàn lạnh, dàn nóng, chiller. Việc tính toán các thiết bị này đã được thực hiện xong ở bước tính toán tải lạnh. Trong phần này, chúng ta chỉ học về cách chọn thiết bị.

HỆ THỐNG VRF VÀ SPLIT:

Với các máy lạnh cục bộ, về cơ bản ta chỉ cần chọn máy có công suất cao hơn 1 cấp so với kết quả tính toán là ổn.

Với hệ thống VRF ta cần có phần mềm chọn máy hoặc catalog kỹ thuật của hãng. Thông thường thì chúng ta dùng phần mềm chọn máy. với Daikin ta có VRVExpress, với Mitsubishi ta có DesignTool... 

HỆ THỐNG WATER CHILLER:

CHỌN CHILLER:

Việc lựa chọn chiller chúng ta sẽ nhờ nhà cung cấp chọn giúp và chỉ cần cho họ các tiêu chí khi chọn:

  1. Công suất lạnh, nhiệt độ nước vào ra đảm bảo như đã tính toán.
  2. Môi chất lạnh của chiller phù hợp với tiêu chuẩn
  3. Hệ số COP phù hợp để tiết kiệm điện

CHỌN FCU:

Thông thường bên thiết kế nhờ nhà cung cấp chọn giúp, nhưng chúng ta cũng cần yêu cầu technical data hoặc phần mềm chọn máy để có thể kiểm tra lại kết quả hoặc có thể tự chọn lại.

Các thông số quan trọng để tiến hành chọn FCU:

  1. Chủng loại thiết bị:
    • Tùy theo kiến trúc, ta lựa chọn loại thiết bị phù hợp để bố trí: wall mounted, ceiling cassette, ceiling suspended hoặc ducted unit.
  2. Thông số thiết bị:
    • Bao gồm tất cả thông số kỹ thuật trên bảng tính tải như cooling capacity, air flow, entering air wet/dry temp...
  3. Kích thước máy:
    • Cần đảm bảo kích thước máy phù hợp với không gian lắp đặt.
Việc chọn chủng loại và kích thước máy tương đối dễ dàng, chỉ có bước 2 tương đối phức tạp. Nếu thực hiện chọn thiết bị bằng catalog kỹ thuật thì chúng ta cần nội suy, còn nếu trên phần mềm, ta cần nhập các thông số như sau:
Phần mềm chọn FCU của temperzone
EWT và LWT là nhiệt độ nước vào ra, được sử dụng khi tính chiller, thường là 5 -12 với water cooled chiller và 7 - 14 với air cooled chiller.
Tất cả các thông số còn lại ta lấy từ bảng tính tải. 

Đối với không khí, chỉ cần nhập DB (dry bulb) và WB (wet bulb) hoặc DB và RH (relative humidity), không cần nhập cả 3 thông số, vì máy sẽ tự tra ra thông số còn lại.

Sau đó, phần mềm sẽ đưa ra các model máy phù hợp, từ đó ta tiến hành chọn mẫu máy có thông số phù hợp nhất (ưu tiên kích thước phù hợp trước).

CHỌN AHU & PAU:

AHU và PAU cũng tương tự với FCU nhưng chỉ khác một chút do cấu tạo của các thiết bị này gồm nhiều Module riêng biệt kết hợp lại: 

  1. Hộp hòa trộn và quạt
  2. Module chứa bộ lọc
  3. Dàn coil lạnh
  4. Heat wheel (option)
Thông thường, ở VN sẽ đặt hết các module từ hãng nhưng với các dự án ở Úc mà mình hay làm, họ thường tự gia công module chứa bộ lọc riêng bằng tôn, chỉ đặt hàng cụm máy chứa quạt và dàn coil.

Để chọn thiết bị, có 2 việc chính cần làm:
- Chọn coil lạnh: tương tự như chọn FCU.
- Chọn quạt: cần tính toán tổn thất áp suất (xem bài tính chọn bơm quạt).

CHỌN COOLING TOWER:

Cooling tower là thiết bị giải nhiệt cho dàn ngưng của Water cooled chiller. Đối với hệ Air cooled chiller ta không cần thiết bị này.


Water chiller giải nhiệt cho tòa nhà, nhiệt đó được tỏa ra môi trường thông qua Cooling tower. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của chiller cũng phát sinh ra nhiệt lượng, nhiệt này cũng được Cooling Tower lấy đi và thải ra môi trường. Do đó công suất giải nhiệt của Cooling tower luôn được chọn lớn hơn công suất lạnh của chiller. Bảng chọn dưới đây được đưa ra bởi hãng SCY Chiller:

Sử dụng công thức tính nhiệt lượng, ta có được lưu lượng nước giải nhiệt cần thiết.

Độ chênh nhiệt độ thường dùng là từ 5 - 7 độ.

Cuối cùng, ta cần thêm thông số nhiệt độ bầu ướt của môi trường rồi tiến hành tra catalog để chọn được thiết bị phù hợp.