Building Services Introduction

Building Services là các hệ thống được thiết kế và lắp đặt cho các tòa nhà nhằm tới mục đích tạo ra sự tiện nghi cho con người sống và làm việc trong tòa nhà đó.
Building Services thường bao gồm:
  • Building control systems.
  • Energy distribution.
  • Energy supply (gas, electricity and renewable sources such as solar, wind, geothermal and biomass).
  • Escalators and lifts.
  • Facade engineering (such as building shading requirements).
  • Fire safety, detection and protection.
  • Heating, ventilation and air conditioning (HVAC).
  • Information and communications technology (ICT) networks.
  • Lighting (natural and artificial).
  • Lightning protection.
  • Refrigeration.
  • Security and alarm systems.
  • Water, drainage and plumbing (including sustainable urban drainage systems (SUDS)).
  • Carbon emissions calculations and reduction.
Và có thể kèm theo các hệ thống đặc biệt theo yêu cầu của từng tòa nhà như: hệ thống điều khiển ẩm, nguồn điện khẩn cấp, hệ thống đường ống dẫn khí, điều khiển độ ồn…

Đối với hầu hết các công trình xây dựng thông thường, Building Services chiếm từ 30%-40% trong tổng số chi phí dành cho dự án.

Khi thiết kế các hệ thống Building Service cần kết hợp chặt chẽ với hệ thống Structure và Architecture của tòa nhà. Do đó, ngoài những tính toán kỹ thuật cần phải phối hợp bản vẽ để tìm và sửa lỗi va chạm giữa các hệ thống với nhau trong nội bộ các hệ thống Building Services và với các hệ thống của Structure và Architecture.

Ngoài những công việc tính toán nội bộ hệ thống HVAC, kỹ sư/người thiết kế/họa viên cũng cần chú ý tới việc phối hợp hệ thống của mình với các hệ thống khác trong khối MEP và cả các bộ phận bên ngoài khối MEP để đảm bảo hệ thống đúng và có thể thi công được.
HVAC & ARCHITECTURE

Arch có thể được xem là đề bài thiết kế của hệ thống HVAC. Khi thiết kế cần nắm vững chức năng của từng phòng, từng khu vực để có tính toán đúng.
Thiết kế hệ thống HVAC cho building không chỉ cần đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật mà còn cả về thẩm mỹ, đặc biệt là những nơi cần tính thẩm mỹ cao như: phòng trưng bày, sảnh đón, phòng khách sạn cao cấp... 

Xu hướng thiết kế hiện nay là các tòa nhà sẽ không đóng trần giả tuy nhiên ở nước ta thì xu hướng này chưa nhiều nên các hệ thống MEP vẫn được giấu sau lớp trần giả, cần bố trí phù hợp vì không gian để bố trí thiết bị trên trần giả thường không rộng rãi.

HVAC & STRUCTURE

Hệ thống kết cấu bao gồm các dầm, sàn, cột... khi thiết kế cần tránh đi xuyên qua các cơ cấu của hệ thống kết cấu. Trong trường hợp bất khả kháng cần đặt các opening hoặc sleeve xuyên hệ thống kết cấu cần phải thực hiện cẩn thận ngay từ khâu thiết kế. Mọi trường hợp phát sinh hệ thống đi xuyên qua hệ thống kết cấu ngoài công trường đều có thể gây ảnh hưởng lớn tới kết cấu của tòa nhà.

Tải nặng của hệ thống HVAC là một trong số các nguồn tải của kết cấu nên cần cung cấp chính xác vị trí đặt và sức nặng của thiết bị để kỹ sư kết cấu tính toán và bố trí dầm.

HVAC & OTHER MEP SYSTEM

Trong quá trình coordinate các hệ thống MEP, thông thường thứ tự ưu tiên sẽ là ống thoát nước, ống gió, hệ thống thang máng cáp và sau cùng là các đường ống nước khác.

Đối với các thiết bị đặt trên trần thì thứ tự ưu tiên thông thường là: đèn, miệng gió, sprinkler và các thiết bị cảm biến, đầu dò, loa...

BIM phát triển kèm theo đó là các công cụ giúp đỡ cho việc coordinate hệ thống trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Một trong các công cụ phổ biến nhất trong việc hỗ trợ cho việc coordination là phần mềm Naviswork của Autodesk.

Download: