Design Progress

Tùy vào từng công ty mà có thể tên gọi của các giai đoạn thiết kế có thể khác nhau và có thể có số lượng giai đoạn cũng khác nhau, tuy nhiên về cơ bản thì chức năng đều tương tự.
CONCEPTUAL: 
Thông số đầu vào:
  • Sơ lược mục tiêu và ngân sách của chủ đầu tư.
  • Bản thiết kế mẫu (concept) của đơn vị thiết kế kiến trúc.
  • Các yêu cầu của nhà nước sở tại về phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
  • Thông số khảo sát thực địa.
  • Thời gian và phương thức thực hiện dự án.
Nội dung công việc:
  • Xem xét tính khả thi các yêu cầu của chủ đầu tư.
  • Thiết lập sơ bộ hệ thống các tiêu chuẩn thiết kế và các hệ thống.
  • Tính tải sơ bộ bằng cách estimate.
  • Đưa ra các yêu cầu cho đơn vị thiết kế kiến trúc.
  • Xem xét báo cáo về phòng cháy chữa cháy.
Sản phẩm:
  • Các sơ đồ khối của hệ thống.
  • Cbản vẽ sơ bộ yêu cầu về không gian thiết kế cho hệ thống.
  • Đánh dầu các vị trí phòng/tầng kỹ thuật và các riser.
  • Các sản phẩm đầu ra này là đầu vào để đơn vị thiết kế kiến trúc bắt đầu đi vào thiết kế chi tiết .
  • Đưa ra các mẫu hệ thống phù hợp với dự án và các yêu cầu, thế mạnh của mỗi loại hình hệ thống.
  • Danh sách các tiêu chuẩn, tài liệu dùng cho thiết kế.
PRELIMINARY DESIGN: 
Thông số đầu vào:
  • Các xác nhận của chủ đầu tư về hệ thống được chọn.
  • Bản vẽ kiến trúc, kết cấu…và các đơn vị khác liên quan.
  • Báo cáo sơ bộ về yêu cầu bảo đảm độ ồn cho dự án.
  • Tìm kiếm các nhà cung cấp thiết bị.
  • Tiến độ thực hiện.
Nội dung công việc:
  • Đưa ra bảng tính tải sơ bộ.
  • Xây dựng sơ bộ các hệ thống mẫu cho dự án và đưa ra các yêu cầu đặc biệt cho hệ thống.
  • Tính toán không gian cần thiết cho các phòng máy.
  • Đưa ra vị trí lấy, thải gió…
  • Đưa ra yêu cầu về không gian trần cần thiết cho hệ thống.
Sản phẩm:
  • Sơ đồ nguyên lý sơ bộ của hệ thống.
  • Bố trí sơ bộ phòng máy, risers…
  • Danh sách sơ bộ các thiết bị chính.
  • Báo cáo về các thông số dùng trong thiết kế: điều kiện thiết kế…đề xuất loại hệ thống phù hợp với dự án.
  • Đưa ra các thông về sức năng của thiết bị cho đơn vị kết cấu.
  • Phân tích năng lượng.
DEVELOP DESIGN : 
Thông số đầu vào:
  • Xác nhận của chủ đầu tư về thiết kế sơ bộ của hệ thống được chọn và ngân sách cho dự án.
  • Bản vẽ, các thông tin liên quan khác từ các đơn vị thiết kế kết cấu, kiến trúc…
Nội dung công việc:
  • Tính tải chi tiết.
  • Phát triển thiết kế sơ bộ lên ở mức độ chi tiết hơn, chọn các thiết bị điển hình, sizing sơ bộ lại hệ thống để đưa ra chính xác hơn về không gian thiết kế.
  • Phối hợp với các đơn vị thiết kế kiến trúc, kết cấu…
Sản phẩm:
  • Bản vẽ bố trí mặt bằng (single line).
  • Phương án bố trí phòng máy/ tầng kỹ thuật.
  • Các mặt cắt cần thiết.
  • Sơ đồ nguyên lý chi tiết.
  • Phối hợp mặt bằng trần.
  • Danh sách thiết bị.
  • Technical specifications.
  • Update các tài liệu thiết kế và các phương án đã lựa chọn.
  • Đưa ra tải điện cho hệ thống.
DETAIL DESIGN:
Thông số đầu vào:
  • Các xác nhận của chủ đầu tư cho tài liệu, bản vẽ thiết kế giai đoạn trước.
  • Các thông tin, bản vẽ của đơn vị thiết kế kết cấu, kiến trúc..đã được chủ đầu tư xác nhận.
Nội dung công việc:
  • Thiết kế chi tiết hệ thống: chọn thiết bị, thiết kế pipwork, ductwork…
  • Phối hợp với kết cấu và các hệ thống khác.
Sản phẩm:
  • Hoàn chỉnh sơ đồ nguyên lý chi tiết.
  • Bản vẽ bố trí mặt bằng thiết bị, đường ống.
  • Bản vẽ bố trí phòng máy, các mặt cắt cần thiết.
  • Details Specifications.
  • Bảng liệt kê chi tiết các thiết bị.
CONSTRUCTION DESIGN: 
Thông số đầu vào:
  • Các update bản vẽ kiến trúc.
  • Tiến độ thực hiện.
Nội dung công việc:
  • Phối hợp tất cả các hệ thống với nhau và với kết cấu.
  • Chọn lại thiết bị lần cuối.
  • Thiết kế chi tiết phòng máy, shopdrawing.
  • Chi tiết lắp đặt các thiết bị.
  • Sơ đồ điều khiển hệ thống.
Sản phẩm:
  • Các bản vẽ chi tiết thi công.
  • Bản vẽ chi tiết cho riser.
  • Sơ đồ điều khiển hệ thống.
  • Danh sách mua thiết bị
HVAC SYSTEM DESIGN PROCEDURE
  1. Xác định hệ thống sẽ thiết kế: được thực hiện trong giai đoạn concept và preliminary design. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống sẽ được thiết kế sơ bộ và hoàn thiện lại sau khi bản vẽ mặt bằng được hoàn thành.
  2. Tính toán tải lạnh, tải nhiệt: sử dụng các phần mềm tính toán để hỗ trợ tính toán tải lạnh, tải nhiệt. Hệ thống sẽ được đưa vào để kết hợp tính toán công suất lạnh cần thiết cho thiết bị trong quá trình tính toán.
  3. Thiết kế bản vẽ: thực hiện thiết kế hệ thống trên mặt bằng, bố trí thiết bị và routing các đường ống. Việc thiết kế cần đảm bảo theo tính toán và đồng thời phải kết hợp với các hệ thống khác để đảm bảo thiết kế mang tính khả thi.
  4. Tính toán chọn thiết bị
    • Sau khi có mặt bằng đường ống, từ đó tính toán cột áp quạt, AHU và các bơm nước...
    • Công suất lạnh của thiết bị ở pha gió sẽ bằng với tải nhiệt của không gian điều hòa.
    • Công suất lạnh của chiller sẽ lớn hơn do cần những thất thoát và nhiệt tỏa ra nước lạnh hấp thu nhiệt từ các thiết bị trong hệ thống. Việc chọn chiller còn phụ thuộc vào cách hoạt động, điều khiển của hệ thống.
  5. Thiết kế hệ thống điều khiển: hệ thống Water Chiller là một hệ thống phức tạp nhất trong các hệ thống MEP.
    • Thực ra việc thiết kế hệ thống điều khiển được bắt đầu từ giai đoạn concept vì khi chọn hệ thống cần phải lựa chọn các phương thức điều khiển kèm theo. 
    • Việc thiết kế bản vẽ mặt bằng cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động điều khiển của hệ thống. Mặt bằng bố trí tốt sẽ khiến cho hệ thống hoạt động ít tiêu tốn năng lượng hơn rất nhiều.
    • Bản vẽ và hệ thống BMS điều khiển có thể không phải do kỹ sư HVAC thiết kế nhưng nguyên lý điều khiển là do kỹ sư HVAC thiết kế và các kỹ sư về điều khiển sẽ thiết kế bản vẽ BMS.
****