Hướng dẫn sử dụng Trace 700

Trace 700 là một phần mềm tính toán thiết kế hệ thống đồng thời có thêm chức năng phân tích hiệu quả kinh tế của hệ thống. Trace 700 không phải phần mềm duy nhất, tuy nhiên các phần mềm đều sẽ tương tự nhau. Kiến thức học khi sử dụng trace 700 có thể được áp dụng cho các phần mềm tính tải khác.

BƯỚC 1: CHUẨN BỊ

Dưới đây là giao diện chuẩn của phần mềm khi ta vừa mở lên:

Hình 1: giao diện mặc định của Trace700

Giao diện này phức tạp và có một số module không thực sự dùng tới trong tính toán thiết kế nên ta sẽ đơn giản hóa nó bằng cách chuyển nó về giao diện Trace Load 700 

Hình 2: thay giao diện của Trace 700

Và dưới đây là giao diện của phần mềm sau khi được đơn giản hóa:

Hình 3: Giao diện Trace Load 700

Bước tiếp theo, ta chỉnh hệ đơn vị của phần mềm về Metric, bản đồ chuyển thành bản đồ thế giới.

BƯỚC 2: NHẬP CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN

Ta chọn vào mục (1) để điền các thông tin cơ bản của dự án, thường thì ở đây người ta chỉ điền tên dự án thôi.

Tiếp theo, ta vào mục (2) để chọn vị trí địa lý của dự án. Với các dự án ở VN, ta cần phải import thư viện thời tiết các tỉnh thành vào (đã hướng dẫn trong phần cài đặt phần mềm)

BƯỚC 3: TẠO TEMPLATES

Tạo templates là một module đặc biệt của Trace 700, nó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian không cần phải nhập đi nhập lại các thông số thường dùng trong dự án. Bạn hoàn toàn có thể bỏ qua module này vì các phần mềm khác hoàn toàn không có.

Bên dưới đây là giao diện khi ta vào mục Create templates:

Chúng ta có 5 loại templates:
  1. Internal load: chứa các thông số của những thứ sản sinh ra nhiệt trong không gian cần tính tải.
  2. Airflow: chứa thông tin về yêu cầu cấp gió tươi, thải gió... ảnh hưởng tới phần tải do khí tươi truyền vào không gian tính tải.
  3. Thermostat: thông số nhiệt độ và độ ẩm cần thiết của không gian tính tải.
  4. Construction: dữ liệu về kiến trúc, ảnh hưởng tới việc tính toán dẫn nhiệt từ không gian bên ngoài vào phòng cũng như tải nhiệt bức xạ mặt trời qua cửa kính vào phòng.
  5. Room: là thiết lập nhanh tổ hợp các templates phía trên.
Ví dụ:
Một ngôi trường có 20 phòng học, 2 phòng học thể dục trong nhà, 2 phòng học máy tính, và 2 văn phòng.
Thay vì phải nhập thông tin riêng biệt cho toàn bộ 26 căn phòng. Ta có thể tạo template để giảm bớt thời gian nhập liệu như sau:

Internal load: 
Xét thấy các yếu tố tạo ra nội tải trong phòng của 20  phòng học là như nhau, tương tự với các loại phòng khác.
Tuy nhiên, nội tải giữa các loại phòng như phòng học thường sẽ ít hơn phòng máy tính và phòng thể dục.
Do đó: tạo ra 4 templates riêng cho phòng học, phòng thể dục, phòng máyvăn phòng.

Airflow:
Xét thấy nhu cầu gió tươi của phòng học thường và phòng học có máy tính như nhau, phòng học thể dục và văn phòng khác sẽ có nhu cầu về gió tươi khác.
Do đó: tạo 3 templates về airflow cho phòng học + phòng máy tính, phòng thể dục, văn phòng.

BƯỚC 4: NHẬP THÔNG SỐ TÍNH TẢI

Để bắt đầu nhập thông số tính tải ta vào Create rooms (Mục số 4 trong Hình 3).


Khu vực 1: 

Là nơi ta tạo mới các căn phòng trong tòa nhà. Theo như ví dụ trong phần trên thì ta cần tạo mới 26 phòng. 

Khu vực 2: 

là nơi để điền các thông số của phòng vừa tạo, nhằm mục đích phục vụ cho việc tính tải. Ta có 7 mục: Single sheet, Rooms, Roofs, Walls, Int Loads, Airflow, Path/Floors.

Mục Single sheet chứa những thông tin cơ bản. Ta có thể bỏ qua mục này và vào thẳng các mục sau để nhập thông tin cũng được. Tuy nhiên, nếu sử dụng mục này để nhập liệu thì sẽ nhanh và dễ dàng hơn.

Mục Rooms, Walls, Roofs, Path/Floors chứa những thông tin về kiến trúc của căn phòng nhằm mục đích tính tải truyền nhiệt, bức xạ giữa căn phòng với môi trường xung quanh.

Mục Int Loads và  Airflows hoàn toàn tương tự như trên phần template

Khu vực 3:
Là nơi ta chọn để đưa các thông số của tempalte đã tạo ở bước trước vào. Chú ý nhìn kỹ vào các ô cần nhập thông tin trong hình trên, ta thấy có ô mang chữ màu đen nhưng có ô lại mang chữ màu đỏ. Những ô mang chữ màu đỏ là những ô có thể lấy giá trị từ template để tự động điền vào.

BƯỚC 5: LỰA CHỌN HỆ THỐNG

Để lựa chọn hệ thống, ta vào mục Create System (mục số 5 trong Hình 3), dưới đây là giao diện của create system:

Đây là nơi mà bạn có thể bắt đầu lựa chọn hệ thống để thiết kế cho tòa nhà của mình. Để dễ hiểu, ta đi vào ví dụ:

Ví dụ: Trong một tòa nhà vừa sử dụng AHU, FCU dùng nước lạnh và có những phòng dùng máy lạnh cục bộ. 

Tạo system cho hệ FCU và máy lạnh cục bộ:
System category: chọn như mục 1 trên hình.
System type: chọn xuống dòng Fan Coil trong mục 2.

Tạo system cho hệ AHU:
System category: chọn Variable Volume trong mục 1
System type: chọn Bypass VAV trong mục 2.

Ngoài ra:
Nếu hệ thống có sử dụng hồi nhiệt, ta có thể tùy chỉnh trong mục Options. 
Nếu sử dụng PAU, ta có thể tùy chỉnh trong mục Dedicated OA

BƯỚC 6: THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Đây có thể coi là bước vẽ sơ đồ nguyên lý chi tiết của hệ thống lên phần mềm. Để thiết kế hệ thống, ta vào mục Assign Zones and Room (mục 6 trong Hình 3). Dưới đây là giao diện:

Khung bên tay trái là các Rooms đã được tạo trong bước 4, khung bên phải là các hệ thống đã được tạo trong bước 5.

Nếu cần thêm hệ thống khác, ta hoàn toàn có thể tạo mới bằng nút New System.

Ta đi vào ví dụ cho dễ hiểu:

Nối tiếp với ví dụ ở bước 4, ta chọn hệ thống VRF cho ngôi trường này. Tuy nhiên, với khối văn phòng ta sẽ sử dụng máy lạnh cục bộ vì thầy cô có thể lên trường họp vào cuối tuần.

Ta có thể tạo thêm một hệ thống FCU mới cho máy lạnh cục bộ và xóa hệ VAV đi. 

Sau đó kéo 2 văn phòng vào system mới tạo là Split, kéo những phòng học còn lại vào hệ FCU.


BƯỚC 7: XUẤT KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ KIỂM TRA

Cuối cùng ta vào mục Calculation and View results (mục 7 trong Hình 3) để tính toán và xem kết quả.

Chúng ta có thể xuất ra nhiều loại kết quả tính toán khác nhau dùng cho các mục đích khác nhau như để kiểm tra tính toán, chọn FCU, chọn AHU, PAU hay chọn Chiller

***