Air Terminal

CÁC THÔNG SỐ QUAN TRỌNG KHI LỰA CHỌN MIỆNG GIÓ:
Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới việc lựa chọn miệng gió là kiến trúc. Miệng gió cần được lựa chọn để phù hợp với mỹ quan kiến trúc và ứng với loại miệng gió được chọn ta cần xem xét tiếp các thông số sau để lựa chọn loại miệng gió chi tiết và bố trí:
  • Air Pattern: là hình dạng của luồng khí được thổi ra từ miệng gió
  • Throw: là độ thỏi xa của luồng gió tính theo phương ngang.
  • Drop: độ rớt theo phương dọc của luồng gió được thổi ra.
  • Spread: mức độ lan tỏa của luồng gió.
Tất cả các thông số kể trên ảnh hưởng rất nhiều tới việc bố trí miệng gió. Việc bố trí miệng gió sai có thể gây ra sự phân bố gió không đồng đều dẫn tới có khu vực lạnh và có khu vực lại nóng, thậm chí là cả khu vực không lạnh mặc dù tải lạnh đã tính đủ.
Đối với một số môi trường yêu cầu khắt khe về việc kiểm soát nhiệt độ (vd: Data center...), sau khi thiết kế cần mô phỏng CFD để đảm bảo gió lạnh được phân bố đều tới tất cả các khu vực.
  • Noise: độ ồn của miệng gió. Ảnh hưởng trực tiếp tới độ tiện nghi trong không gian điều hòa, miệng gió cần đáp ứng độ ồn cho phép của không gian đó.
  • Pressure drop: trở lực của miệng gió. Ảnh hưởng tới việc chọn quạt.
CÁC LOẠI MIỆNG GIÓ THƯỜNG GẶP:
Grille: là loại miệng gió được sử dụng phổ biến nhất, miệng grille có thể dùng cho đầu lấy hoặc cấp gió và dùng cho tất cả các hệ thống cấp, hồi, thải gió. Miệng Grille thường có dạng chữ nhất hoặ vuông và được lắp đặt trên ống gió, trần giả hoặc trên tường.
Linear Bar Grille: loại miệng gió này có thể sử dụng để làm miệng cấp, hồi và thải. Linear bar grille có dạng chữ nhật với một cạnh dài hơn rất nhiều so với cạnh còn lại. Loại miệng này thường chỉ được lắp trên trần giả.

Diffuser: thường chỉ được sử dụng làm miệng cấp gió do miệng diffuser có các lá hướng dòng giúp làn gió được tỏa ra rộng hơn và đều hơn. Miệng Diffuser thường có dạng vuông hoặc tròn và thường chỉ được lắp trên trần giả.
Linear Slot Diffuser: loại miệng gió này cũng thường chỉ được sử dụng làm miệng cấp giớ do có cấu tạo có các cánh hướng dòng để điều chỉnh được hướng thổi của gió lan tỏa nhiều hơn. Loại miệng này có hình dáng tương tự liner bar grille. Thường được lắp trên trần giả.
Light Troffer Diffuser loại miệng gió này thường chỉ được sử dụng làm miệng gió hồi. Cấu tạo của loại miệng gió này có thể dùng để làm hộp lắp đèn do đó nâng cao tính thẩm mỹ của không gian nhưng bù lại miệng gió đi kèm đèn nên không thể bố trí tại bất cứ vị trí nào mình muốn mà phải đi theo hệ thống đèn.
Jet Diffuser: loại miệng gió này có cấu tạo đặc biệt để thổi gió đi xa hơn rất nhiều so với các loại miệng thông thường. Jet diffuser thường được lắp trên tường hoặc trần giả.
Louvre: loại miệng gió này thường được sử dụng làm cửa lấy gió hoặc thải gió. Hình dáng miệng gió thường là dạng chữ nhật,thường được gắn trên tường.
    CÁC BƯỚC CHỌN VÀ BỐ TRÍ MIỆNG GIÓ:
    1. Dựa vào bảng tính tải để lấy thông số gió cấp,hồi và thải ứng với từng thermal zone đã được chia sẵn khi tính tải.
    2. Chọn loại miệng gió phù hợp với kiến trúc và chọn sơ bộ số lượng miệng gió.
    3. Dựa theo các thông số (air pattern, throw, drop, spread) của miệng gió để bố trí sơ bộ các miệng gió này.
    4. Tính toán lưu lượng  cho từng miệng gió và bắt đầu chọn miệng gió bằng catalogue hoặc các phần mềm chọn miệng gió. (download: phần mềm chọn miệng gió của TROX, ASLI)
    5. Kiểm tra lại các thông số của miệng gió có đạt chưa (noise, throw, spread, drop...), nếu chưa đạt cần chọn lại số lượng miệng gió và lặp lại bước bố trí cũng như thao tác trên phần mềm tới khi các thông số đã hoàn toàn phù hợp.

    MỘT SỐ CHÚ Ý:
    Đối với các miệng gió gắn trần, nếu là trần có ô thì thông thường kích thước ô trần là 600x600 hoặc 1200x600. Miệng gió nên có kích thước tối đa bằng các ô trần.
    Face size của miệng gió là kích thước bề mặt ngoài chứ không phải là kích thước thật của miệng gió. Một số trường hợp người ta thiết kế miệng gió có FaceSize là 600x600 để phù hợp với ô trần kiến trúc nhưng kích thước thật của miệng gió nhỏ hơn nhiều.
    Ngoài các loại miệng gió trên ta còn có các miệng gió tranfer như: door grille, undercut để lưu chuyển gió giữa các không gian khác nhau. Mặc dù thuộc hệ thống HVAC nhưng phần công việc này được kiến trúc đảm nhiệm.
    Door Grille: là loại miệng gió được gắn thẳng trên cửa ra vào (vd: cửa có dạng lá sách).
    Undercut: là khe hổng bên dưới cửa để gió luồn qua.